Rate this post

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ là một trong những kiến thức về sức khỏe quan trọng mà người phụ nữ nào cũng phải biết. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những dấu hiệu của căn bệnh này ở phụ nữ để các bạn tham khảo.

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Ngoài các dấu hiệu nổi bật của bệnh tiểu đường như khô miệng, khát nước, uống quá nhiều nước, đi tiểu nhiều… thì bệnh tiểu đường còn có một vài dấu hiệu đặc biệt ở phụ nữ như sau.

1. Kinh nguyệt không đều

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nồng độ estrogen và progesterone thấp hơn bình thường, đồng thời chức năng nội tiết buồng trứng sẽ suy giảm ở các mức độ khác nhau. Điều này gây ra hiện tượng chậm kinh, tắt kinh thậm chí là vô kinh, trong trường hợp nặng sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Do đó cần lưu ý về bệnh tiểu đường khi bạn có triệu chứng kinh nguyệt không đều.

2. Bệnh truyền nhiễm phụ khoa

Lượng đường trong máu cao có lợi cho sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trong cơ thể, đồng thời ức chế khả năng thực bào của tế bào bạch cầu làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Vì thế nếu bạn mắc bệnh truyền nhiễm phụ khoa thì đây cũng rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ.

3-dau-hieu-cua-benh-tieu-duong-o-nu-2
Điều tiết chế độ ăn để ngăn ngừa bệnh tiểu đường

3. Khó chịu ở vùng âm đạo

Do sự thiếu hụt tương đối bài tiết insulin ở bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết trong máu tăng, đường trong nước tiểu tăng lên làm thay đổi cân bằng axit-bazơ trong âm đạo, âm đạo có tính axit. Ở một số bệnh nhân nữ mắc bệnh tiểu đường, do lượng đường trong máu tăng cao, chức năng hệ thần kinh tự chủ bị ảnh hưởng, gây viêm âm đạo do nấm và khó chịu vùng kín.

4. Khô âm đạo

Khô âm đạo là do nồng độ hormone sinh dục ở phụ nữ bị tiểu đường thấp, đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ trong giai đoạn ban đầu.

5. Rối loạn chức năng tình dục

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có sự mất cân bằng tỷ lệ estrogen và androgen, dẫn đến giảm ham muốn và rối loạn chức năng tình dục. Vì ham muốn và kích thích tình dục của phụ nữ liên quan trực tiếp đến sự cân bằng hormone trong cơ thể.

6. Tỉ lệ giữa chu vi vòng eo và chu vi vòng hông lớn

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ béo phì cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường, đặc biệt khi tỷ lệ eo – hông lớn hơn 0,85 (tỷ lệ bình thường là 0,7-0,85) thì cần cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ.

Cần làm gì khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Khi phát hiện ra bản thân mắc bệnh tiểu đường hay có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bạn có thể áp dụng các cách sau để hạ đường huyết trong máu.

1. Tiêm insulin

Insulin được công nhận là cách hạ đường huyết nhanh nhất và hiệu quả nhất, sử dụng đúng cách sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đường huyết sẽ dao động dữ dội. 

Để giảm nhanh đường huyết của người có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường, có thể tiêm insulin vào tĩnh mạch, theo dõi thường xuyên sự thay đổi. Bạn có thể tự thực hiện tiêm dưới da, tuy nhiên nên tiêm dưới sự theo dõi của bác sĩ.

3-dau-hieu-cua-benh-tieu-duong-o-nu-3
Tiêm Insulin khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

2. Tăng lượng calo tiêu thụ

Bạn có thể tập các bài tập thể dục khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ tăng cường tiêu thụ glycogen trong cơ thể. Các bài tập chẳng hạn như chạy bộ, đạp xe hoặc nhảy dây… có thể giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh hơn.

3. Thúc đẩy quá trình bài tiết đường ra khỏi cơ thể

Bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Nước làm loãng máu và loại bỏ đường khỏi cơ thể. Qua chế độ ăn uống, luyện tập mà đường huyết vẫn không giảm, kèm theo các dấu hiệu của bệnh tiểu đường khác như: nôn mửa, tiêu chảy, lừ đừ, lú lẫn thì cần đến bệnh viện chuyên khoa đái tháo đường càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị, tình trạng tăng đường huyết này có thể gây mất nước hoặc hôn mê, đe dọa tính mạng ngay lập tức.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và đem lại nhiều rắc rối cho cuộc sống của chúng ta, nhất là đối với người phụ nữ. Có một vài phương pháp sau để có thể giúp phái nữ tránh khỏi căn bệnh này.

1. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục có thể cải thiện chức năng của hệ thống nội tiết, tăng khả năng kháng bệnh của cơ thể, ức chế béo phì, giảm trọng lượng cơ thể, cải thiện chuyển hóa chất béo, thúc đẩy hoạt động tốt của quá trình oxy hóa glucose. Tập thể dục cũng có thể giúp phòng tránh các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ.

Vì vậy, phụ nữ nên tập thể dục nhiều hơn và thực hiện các bài tập cường độ cao cách quãng, ví dụ như đạp xe đạp nước rút 6 lần, mỗi lần 30 giây, nghỉ 4 phút giữa hai lần, có thể thúc đẩy chuyển hóa đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các loại bài tập thể dục phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường bao gồm khiêu vũ khỏe mạnh, tập luyện cơ bắp và kéo giãn chân tay. Có thể thực hiện bài tập từ ba đến năm lần một tuần, mỗi lần từ 20 đến bốn mươi phút.

Hãy đảm bảo bạn đã khởi động trước khi tập và uống nhiều nước trong và sau khi tập. Nếu lượng đường trong máu thường tăng sau bữa ăn, hãy cân nhắc đi bộ sau bữa ăn. Nếu bạn mắc các bệnh lý khác cùng lúc, chẳng hạn như bệnh võng mạc nặng hoặc huyết áp cao, thì đi bộ, đạp xe, bơi lội và các bài tập khác là lý tưởng.

2. Điều tiết chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý đến chỉ số đường huyết khi ăn. Thay đổi thói quen ăn uống không tốt, điều chỉnh cơ cấu khẩu phần ăn hợp lý, kiểm soát lượng chất đạm, chất béo và chất đường, tăng cường ăn chất bột đường để phòng tránh các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm đồ chiên rán, cháo gạo nếp, khoai tây nghiền, bí đỏ, cà rốt, dưa hấu…

3-dau-hieu-cua-benh-tieu-duong-o-nu-4
Tiêm Insulin khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp, nếu so sánh tổng lượng bữa ăn là 1 thì lương thực chủ yếu chiếm 1/4, đạm chiếm 1/4, rau củ quả 1/2. Điều này có thể đảm bảo rằng lượng đường trong máu sau ăn sẽ không quá cao, có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh như tiểu đường, béo phì.

3. Giữ cho tâm trạng vui vẻ

Người phụ nữ cần giữ cho tinh thần vui vẻ, tâm trạng thoải mái, bình tĩnh giải quyết những việc không vừa ý và xử lý cho hợp lý, tránh nóng vội, phiền muộn. Vì tâm trạng lo âu cũng là lý do cho các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường ở nữ và nhiều căn bệnh khác.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức về dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ và có thể bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.