Rate this post

Các dấu hiệu của bệnh tim là thông tin mà ai cũng cần biết. Bởi những năm gần đây, tỷ lệ người mắc và tử vong do bệnh tim ngày càng tăng dần, căn bệnh này đã trở thành một trong những kẻ giết người của thời đại. Vậy bệnh tim giai đoạn đầu có những biểu hiện ra sao và những thông tin để cải thiện, phòng tránh bệnh tim là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Các dấu hiệu của bệnh tim

Bệnh tim thường có các dấu hiệu ban đầu như sau. Nếu như bạn hay người thân của bạn có một trong những dấu hiệu này, hãy bắt đầu những phương án chữa trị và phòng ngừa bệnh tim.

  1. Ù tai

Các chuyên gia cho biết, nếu người trung niên trên 45 tuổi bị ù tai liên tục hoặc thường xuyên trong khoảng 1 tuần thì nên đến bệnh viện để khám kịp thời. Đây có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều loại bệnh trong đó có bệnh tim.

  1. Ngáy khi ngủ

Có một thực tế đó là bệnh nhân mắc bệnh tim nào cũng ngủ ngáy. Ngáy khi ngủ thực chất có thể khiến chúng ta ngừng thở ở một vài tích tắc ngắn ngủi. Điều này khiến trái tim của chúng ta hoạt động căng thẳng hơn. Đó là một trong những dấu hiệu của bệnh tim.

Nếu một người có triệu chứng ngủ ngáy mãn tính thì càng phải chú ý hơn, vì họ có khả năng mắc các bệnh tim mạch và có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người không ngủ ngáy.

6-dau-hieu-cua-benh-tim-va-cach-phong-tranh-can-benh-nay-2
Các dấu hiệu của bệnh tim
  1. Đau vai

Nhiều người cao tuổi bị tê cứng vai gáy, họ thường lầm tưởng là do làm việc quá sức. Nhưng thật ra đau vai gáy cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim. 

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim cũng có triệu chứng đau vai gáy, đặc biệt là vai trái hoặc cánh tay trái thường bị đau nhức kịch liệt tái phát Triệu chứng này có liên quan đến lưu lượng máu và chỉ đạo của dây thần kinh. 

Theo thống kê, có khoảng 65% bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có triệu chứng đau vai gáy. Do đó nếu bệnh đau vai gáy xảy ra ở người trung niên và cao tuổi thì cần đặc biệt lưu ý.

  1. Đau ngực

Một số bệnh nhân rối loạn thần kinh tim có triệu chứng đau tức ngực, phần lớn là ở vùng trước ngực bên trái hoặc dưới ngực. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tim nếu cơn đau thường âm ỉ trong nhiều giờ và tái phát lại nhiều ngày.

  1. Khó thở

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim sẽ có triệu chứng tức ngực và khó thở, nhất là sau khi hoạt động. Triệu chứng này có thể thuyên giảm khi nằm hoặc ngồi vào ban đêm.

  1. Phù

Bệnh nhân mắc bệnh tim sẽ bị phù do tim hoạt động quá tải dẫn đến tắc nghẽn tĩnh mạch trở về. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tim thường gặp nhất. Ngay khi thấy cơ thể mình bị phù nhẹ, bạn cần cảnh giác và đi khám để tránh mắc bệnh tim.

Cần làm gì khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tim

Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh tim, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện sức khỏe trái tim của mình.

  1. Tập thể dục hợp lý để có trái tim khỏe mạnh

Tập thể dục có thể giúp cơ thể đào thải lượng cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể và ngăn không cho nó lắng đọng trong niêm mạc mạch máu. Nó cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu, tăng tính đàn hồi của mạch máu và giảm huyết áp.

Chúng ta nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần và tập thể dục ít nhất 5 lần một tuần. Nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh tim, nên tập các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga và đo nhịp tim trong quá trình tập để tránh hoạt động quá sức.

6-dau-hieu-cua-benh-tim-va-cach-phong-tranh-can-benh-nay-3
Tập yoga để cải thiện dấu hiệu của bệnh tim
  1. Bổ sung kali và đào thải natri ra ngoài, bảo vệ mạch máu

Kali điều chỉnh nhịp tim, dẫn truyền thần kinh và co cơ, và hầu hết người lớn cần 4,7 gam mỗi ngày. Đồng thời ion kali có thể thúc đẩy quá trình bài tiết ion natri, làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, đồng thời ngăn chặn sự lắng đọng cholesterol trong động mạch và bảo vệ mạch máu.

Kali có nhiều trong cà chua, khoai tây, chuối, mận, nho khô,… hàm lượng kali cao nhất trong khoai tây và bột cà chua. Bạn nên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của mình.

  1. Uống thuốc đúng giờ, phòng bệnh trước

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh tim và các bệnh về mạch máu não, việc phòng ngừa là rất quan trọng, không thể đợi bệnh khởi phát mới đến bệnh viện. Thuốc bắc có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các loại bệnh này. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc cung cấp vitamin tốt cho thành mạch máu.

  1. Ăn ít đồ ngọt để ổn định huyết áp

Những người có huyết áp bình thường ăn nhiều đường hơn một lượng quy định sẽ có nguy cơ tăng huyết áp. Lượng đường ăn vào hàng ngày của người cao tuổi nên giữ ở mức 20 – 30 gam. Ngoài ra, các loại đồ uống chế biến sẵn như sữa đậu nành, bột yến mạch đóng túi, mè đen, tinh bột củ sen … chứa gần 60% là đường và nên thận trọng khi sử dụng nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh tim.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tim

Bệnh tim là căn bệnh rất phức tạp và nguy hiểm, do vậy chúng ta cần có những biện pháp nhất định để phòng ngừa mắc phải căn bệnh này. Sau đây là một số cách bạn có thể áp dụng ngay trong đời sống hàng ngày của mình.

  1. Kiểm soát cân nặng

Theo các nghiên cứu, cân nặng tỷ lệ thuận với xác suất mắc bệnh mạch vành, ngoài ra bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 lần so với bệnh nhân tăng huyết áp không mắc bệnh đái tháo đường. 

Để tránh các dấu hiệu của bệnh tim, bạn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để tránh bị thừa cân hay mắc đái tháo đường.

  1. Hạn chế uống rượu bia

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng uống quá nhiều đồ uống chứa cồn có tác dụng gây độc cho tim và làm suy yếu sức co bóp của cơ tim. Hãy hạn chế uống bia rượu để có một trái tim khỏe mạnh.

6-dau-hieu-cua-benh-tim-va-cach-phong-tranh-can-benh-nay-4
Ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh tim
  1. Không hút thuốc lá 

Điều mà chúng ta ai cũng biết đó là hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhất là phổi. Nhưng bạn có biết rằng chất nicotin trong thuốc lá có thể làm cho nhịp tim và huyết áp trở nên bất thường hay không?

Tỷ lệ nam giới trung niên và cao tuổi hút thuốc có các dấu hiệu của bệnh tim cao gấp 3 lần so với người không hút thuốc. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra những cơn đau thắt ngực và đột tử.

  1. Cải thiện môi trường sống 

Những người sống ở nơi có môi trường không khí và âm thanh ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Do đó, chúng ta nên tìm cách cải thiện môi trường sống hoặc ít nhất là cải thiện môi trường sống trong nhà của mình. Một không gian sống yên tĩnh với không khí trong lành rất có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

  1. Xây dựng thói quen sống lành mạnh

Tất cả các căn bệnh, trong đó có bệnh tim đều có nguyên nhân là do thói quen sống không lành mạnh. Bạn nên xây dựng lối sống chế với độ ăn uống điều độ, tích cực vận động vừa sức, duy trì tâm trạng vui vẻ, không thức khuya và không làm việc quá sức… Như vậy các dấu hiệu của bệnh tim sẽ không bao giờ có thể làm phiền cơ thể của bạn.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải chú ý đến các vấn đề của cơ thể, và chú ý đến các tín hiệu mà cơ thể gửi đến cho bản thân. Bài viết đã cung cấp thông tin về dấu hiệu của bệnh tim cũng như cách xử lý, phòng tránh các dấu hiệu này. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình của mình.