Khi đã đủ tuổi điều khiển xe máy, xe ô tô tham gia giao thông thì bạn nên chú ý tới việc đăng kí thi bằng lái xe.
Hiện nay, giấy phép lái xe của nước ta được lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu GPLX chung trên toàn quốc do Tổng cục đường bộ Việt Nam quản lý. Bạn có thể phân biệt giấy phép lái xe thật giả thông qua hệ thống quản lý, tra cứu giấy phép lái xe được hiện đại hóa.
Bất kỳ người dân nào cũng có thể tra cứu thông tin giấy phép lái xe của mình. Sau đây là bài viết về cách kiểm tra bằng lái xe thật giả cho những người chưa biết.
Nội dung bài viết
Tra cứu giấy phép lái xe qua tin nhắn điện thoại
Nếu bạn muốn tra cứu để kiểm tra bằng lái xe thật hay giả thì bạn có thể tra cứu qua SMS bằng cách soạn cú pháp mà các nhà mạng đưa ra.
Sau khi bạn gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin GPLX cần tra cứu đến điện thoại của bạn bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm (nếu có).
Tra cứu giấy phép lái xe qua internet
Bạn có thể tra cứu bằng lái xe thật giả thông qua website như giao diện bên dưới.
Bước 1: Truy cập vào trang thông tin giấy phép lái xe
Quan sát góc trên bên phải có khung Tra cứu GPLX. Đó là khung nhập liệu (được khoanh đỏ).

Bước 2: Nhập số GPLX cần tra cứu vào ô tìm kiếm
Số GPLX là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE.

Nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ (nếu có).
Sau đó chọn loại bằng lái xe tương ứng:
– GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): nếu bằng lái của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.
– GPLX PET (có thời hạn): bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
– GPLX PET (không thời hạn): bao gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3
Bước 3: Bạn nhất nút “Tra cứu” để xem kết quả
Nếu bạn nhập sai (số GPLX không có thực) thì hệ thống sẽ báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”. Còn trường hợp bạn nhập đúng thì có các khả năng:
Trường hợp 1: Vẫn thông báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”. Với trường hợp này, nếu bằng lái của bạn là bằng vật liệu PET thì đó chắc chắn là bằng giả. Còn nếu là bằng vật liệu giấy (bằng cũ) thì có thể bằng quá cũ nên chưa kịp cập nhật lên hệ thống.
Trường hợp 2: Hiển thị rõ các thông tin như trên bằng lái giống hình bên dưới.
– Số GPLX
– Họ Tên
– Hạng GPLX
– Ngày cấp bằng
– Ngày hết hạn
– Ngày trúng tuyển
– Số Seri (số phôi GPLX thẻ PET)

Ngoài ra, còn hiển thị luôn thông tin lịch sử vi phạm giao thông nếu người lái đã từng vi phạm.

Trường hợp 3: Thông tin xuất ra không giống với thông tin GPLX bạn đang cầm thì đó cũng là bằng giả. Với trường hợp này, nếu trước đó bạn không biết bằng mình là giả thì bạn cần phải quay trở lại điểm cấp bằng cho bạn tìm hiểu nguyên nhân.
>>>Xem bài viết: Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe máy, GPLX mới nhất
Sử dụng GPLX giả bị phạt thế nào?
Theo Khoản 5, Điều 21 Nghị định 46/2016 quy định Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa.
– Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
– Có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên.
– Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa.
– Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia.
Như vậy, ở bài viết trên đã giới thiệu cho người đọc biết cách phân biệt giấy phép lái xe thật giả một cách nhanh gọn mà đạt hiệu quả.
Bài viết liên quan khác: