5/5 - (1 bình chọn)

Trên thực tế, có rất ít người chú ý tới các thông số in trên lốp xe máy. Bởi những thông số trên là các ký hiệu khoa học, nếu bạn không am hiểu về vật lý, toán học hay các ký hiệu chuyên ngành thì cũng không thể đọc được thông số kỹ thuật trên lốp xe.

Để biết về cách đọc thông số lốp xe máy như thế nào thì bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Family News.

Ký hiệu theo độ bẹt

cách đọc thông số lốp xe máy
Thông số in trên lốp xe

Đối với những thông số được in trên lốp xe ở bức ảnh trên.

Ví dụ thông số: 100/ 70 – 17 M/C 49P thì cách đọc các thông số như sau

  • 100: là bề rộng của lốp được tính bằng đơn vị mm.
  • 70: là % chiều cao so với chiều rộng của lốp xe.

Trong trường hợp này thì  công thức tính chiều cao của lốp xe là:

70% x 100 = 70 mm

  • 17: được tính bằng đơn vị inchs là chỉ số đường kính danh nghĩa của vành xe máy.
  • M/C: là từ viết tắt của trong tiếng Anh – MotorCycle
  • 49: là kí hiệu của khả năng chịu tải.

Có nghĩa là số 49 là một chỉ số tương ứng với các chỉ số kg chịu tải. Do đó, số 49 ở đây không phải là lốp xe chịu tải được 49 kg

Chỉ số kg chịu tải được tính theo bảng dưới đây

cách đọc thông số lốp xe máy
đọc thông số lốp xe máy

P: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép của xe máy.

Chữ P theo quy ước là tốc độ vận hành tối đa của lốp xe là 150 km/h. Tuy nhiên, đối với kí hiệu thông số này không phải lốp xe nào cũng có.

Phân loại tốc độ dành cho lốp xe thể hiện bằng các chữ cái, ví dụ như ký hiệu B tương ứng với tốc độ tối đa là 50km/h, J (100km/h), L (120km/h)…

Để biết lốp xe máy của mình chạy được tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu, bạn có thể tham khảo ở bảng dưới.

bảng thông số lốp xe máy
cách đọc thông số lốp xe máy

Ký hiệu theo thông số chính

Cách đọc thông số lốp xe máy
Mỗi nhà sản xuất có hình thức đưa ra thông số khác nhau

Như các loại lốp xe có thông số chính như: 4.60 – L – 18 4PR

  • 4.60: là bề rộng ta lông của lốp.
  • L: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép.
  • 18: được tính bằng đơn vị inch. Đây là thông số đường kính danh nghĩa của vành.
  • 4PR: là chỉ số mô tả số lớp bố và khả năng chịu tải của lốp.

>>>Có thể bạn quan tâm: Cách chỉnh xăng gió xe máy giúp xe hoạt động tốt hơn

Lốp xe có các kí hiệu khác

  • Tubeless: Không sử dụng săm, lắp trực tiếp trên vành xe dành cho lốp không săm, viết tắt là “TL”
  • Rear: Hướng quay cho lốp sau, thể hiện bằng mũi tên trên hông lốp
  • Michelin: Thương hiệu hay nhà sản xuất lốp xe
  • 73: Chỉ số tải trọng. Ví dụ: 73 tương ứng với tải trọng 805 pound (365kg) trên mỗi lốp
  • Radial: Lốp bố tỏa tròn
  • Pilot Power 3: Tên mẫu gai lốp
  • 190: Độ rộng của lốp, tính bằng milimét
  • 55: Tỷ lệ chiều cao, được tính bằng chiều cao hông lốp chia cho chiều rộng lốp
  • R: Bố tỏa tròn
  •  17: Đường kính mâm xe hay tanh lốp khi lắp vào bánh xe, được tính bằng inch (1 inch = 2,54cm)
Các thông số trên kí hiệu trên lốp xe máy
Các thông số trên kí hiệu trên lốp xe máy

Những điều cần biết về các kí hiệu ghi trên lốp xe

Những thông tin quan trọng được ghi trên lốp xe đó là kích cỡ vỏ lốp. Mỗi nhà sản xuất sẽ có cách ghi kích cỡ vỏ khác nhau. Kích thước đó thường được ngăn cách với nhau bởi dấu cách “,”dấu “/” hoặc dấu “ – ” và được ghi bằng 3 nhóm kí tự gồm chữ và số. Về cơ bản cách đọc thông số lốp xe máy và có ý nghĩa tương đương nhau.

Như vậy, trên mỗi lốp xe máy đều ghi các chỉ số, người điều khiển xe cần chú ý tới các tiểu tiết này để điều chỉnh tốc độ phù hợp, đồng thời giữ được độ bền của lốp được lâu hơn. Hy vọng với những thông số trên, người sử dụng xe máy biết cách đọc thông số lốp xe máy.

Tìm hiểu thêm: