Rate this post

Cách trị tắc tia sữa là vấn đề quan trọng được các bà mẹ quan tâm sau khi sinh. Vậy có những cách thông tắc tia sữa như thế nào? Hãy cùng tham khảo một vài cách thông dụng sau đây.

Các cách trị tắc tia sữa thông dụng

Đối với những bà mẹ mới sinh, vẫn còn cho con bú, việc tắc tia sữa là một điều rất đau đớn, thường kèm theo sưng đỏ cục bộ, sưng đau, xuất hiện khối u. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phục hồi của người mẹ, cũng như việc chăm sóc con cái. Vậy có những phương pháp nào để trị tắc tia sữa?

cach-tri-tac-tia-sua-2
Cách trị tắc tia sữa thông dụng

Xoa bóp để thông tắc tia sữa

Các bà mẹ bị tắc tia sữa sau sinh có thể cố gắng massage sớm để thông ống tuyến vú và hút hết lượng sữa tích tụ. Khi đó phương pháp xoa bóp chủ yếu nên là dùng ngón trỏ của hai bàn tay vuốt ve trái phải hoặc lên xuống từ quầng ngực đến tận cùng bầu ngực, dùng lực nhẹ nhàng xoa đều ở gốc lòng bàn tay theo chiều kim đồng hồ và sau đó ngược chiều kim đồng hồ. Xoa bóp theo hướng luân phiên, và mỗi lần càn duy trì xoa bóp trong khoảng 10 phút.

Đắp nóng là một trong các cách trị tắc tia sữa

Tắc tia sữa là do sữa trong bầu ngực không thể tiết ra ngoài cơ thể. Khi đó người mẹ sẽ cảm thấy ngực bị sưng và đau. Để giảm bớt tình trạng này, đầu tiên bạn hãy chuẩn bị một chậu nước nóng rồi cho khăn bông sạch vào chậu. Sau đó lấy khăn ra, vắt ráo một chút rồi đắp khăn ướt lên hai bên bầu bầu ngực. 

Sau khi chườm nóng khoảng 10 phút, hãy để cho em bé bú ngay. Nếu bé vẫn không bú được thì dùng máy hút sữa. Mỗi lần cho trẻ bú xong đều phải dùng máy hút sữa hút hết phần sữa ra ngoài. Nếu có thể, hãy cho trẻ bú thường xuyên và nhiều lần hơn, như vậy cũng sẽ giảm được tình trạng tắc tia sữa.

Thay đổi tư thế cho con bú là một cách trị tắc tia sữa

Có nhiều trường hợp, tư thế cho con bú không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tắc tia sữa. Nếu trẻ không hút được sữa mẹ, bạn nên thử thay đổi các tư thế cho bú khác nhau để trẻ dễ dàng bú hơn.

cach-tri-tac-tia-sua-3
Cách thông tắc tia sữa thay đổi tư thế cho con bú

Uống nước lá đinh lăng, lá bồ công anh

Nếu tình trạng tắc tia sữa vẫn chưa thuyên giảm sau vài ngày chườm nóng, bạn có thể thử uống một ít nước lá đinh lăng hoặc lá bồ công anh. Bạn có thể dùng lá tươi để đun lấy nước uống hoặc phơi khô lá và uống như trà bình thường. Tuy nhiên nên lưu ý lá bồ công anh là loại lá có tác dụng giải nhiệt, có tính hàn. Nếu cơ thể của mẹ thường lạnh thì không nên uống quá thường xuyên.

Điều chỉnh cảm xúc của mẹ

Một trong những nguyên nhân gây ra tắc tia sữa là việc tâm lý của mẹ bị ảnh hưởng xấu. Thái độ lo lắng, chán nản và tiêu cực sẽ gây rối loạn nội tiết, kích thích bầu ngực và làm tăng khả năng bị tắc tia sữa. Vì vậy nên giữ thái độ tích cực, tinh thần thoải mái sau khi sinh. Tinh thần tốt có thể giúp cho mẹ tránh được rất nhiều tình trạng sức khoẻ tiêu cực sau khi sinh.

Tìm đến bác sĩ để được tư vấn cách trị tắc tia sữa

Thông thường việc tắc tia sữa có thể gây ra đau nhức, nhưng nó không ảnh hưởng quá nhiều đến mức bạn phải đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên nếu bạn xuất hiện các tình trạng như sưng đỏ bầu ngực, tắc tuyến sữa trong thời gian quá lâu hoặc thường xuyên, bị đau nhức dữ dội vùng ngực thì nên đi khám bác sĩ ngay để tìm ra giải pháp kịp thời. 

>>> Xem thêm: cách pha sữa blackmore 

Nguyên nhân gây tắc ống dẫn sữa là gì

Sau khi tìm hiểu về các cách trị tắc tia sữa, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thông thường các nguyên nhân sẽ được chia ra thành nguyên nhân liên quan đến sinh lý và tâm lý.

Nguyên nhân sinh lý

Nếu phụ nữ tiết ra quá nhiều sữa, không được bú hoặc hút hết sẽ dễ tích tụ ở bầu ngực gây tắc tia sữa. Việc mặc áo ngực không phù hợp, mặc áo không thoải mái cũng sẽ gây ra tình trạng tắc tia sữa. Tư thế nằm ngủ của của các bà mẹ cũng vô cùng quan trọng, nếu nằm ép, gây tác động đến vùng ngực cũng sẽ gây ra hiện tượng tắc tia sữa.

Nguyên nhân tâm lý

Trong cuộc sống hàng ngày, áp lực công việc quá lớn hay áp lực sau khi sinh cộng với tâm lý bất ổn lâu ngày dẫn đến sự thay đổi của nội tiết tố cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.

>>> Xem thêm: cách pha sữa enspire

Cách phòng tránh tình trạng tắc tia sữa

Để tránh việc bạn phải áp dụng các cách thông tắc tia sữa, thì trong quá trình cho con bú hàng ngày và trong sinh hoạt, bạn nên chú ý những điều sau để ngăn ngừa được tình trạng tắc tia sữa.

cach-tri-tac-tia-sua-4
Phòng tránh tình trạng tắc tia sữa
  • Khi cho con bú, nên cho trẻ bú hết lượng sữa đã được tiết ra. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ bú hết lượng sữa trong khoảng 15-30 phút, do vậy bạn cần kiên nhẫn. Đợi đến khi trẻ không bú nữa và bầu ngực cảm thấy nhẹ thì ngừng lại. Nếu trẻ đã ngưng bú mà bầu ngực vẫn nặng, nên dùng máy hút sữa hút hết phần sữa thừa.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, mặc áo ngực không gọng để giảm áp lực lên bầu ngực.
  • Tránh các tư thế nằm chèn ép bầu ngực.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Bài viết trên đã giới thiệu về các cách trị tắc tia sữa, nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng này. Mong rằng các bà mẹ sau khi đọc xong bài viết có thể có thêm nhiều kiến thức để giữ sức khỏe cho bản thân cũng như có quá trình nuôi con nhỏ dễ dàng hơn.