Rate this post

Giấc ngủ trưa được xem là kiểu ngủ ngắn phổ biến, được người dân các quốc gia Đông Nam Á cực kỳ xem trọng. Tuy nhiên các nước châu Âu, châu Mỹ lại không có thói quen này, và chê những người ngủ trưa là người biếng. Vậy thực sự có nên ngủ trưa không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Có nên ngủ trưa hay không?
Có nên ngủ trưa hay không?

Tác động tích cực của giấc ngủ trưa với sức khỏe con người

Ngủ trưa được xem như một trong những cách giúp con người bù đắp lại thời gian thiếu ngủ do cày phim, công việc hay chăm sóc con nhỏ vào tối hôm trước. Đây không phải là hoạt động bắt buộc, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một giấc ngủ trưa có thể đem lại ít nhất 4 lợi ích về sức khỏe cho con người.

Giấc ngủ trưa ngắn giúp tái tạo năng lượng

Cụ thể hơn, ngủ trưa giúp tái tạo lại năng lượng đã mất đi vào buổi sáng, giúp cơ thể trở nên tỉnh táo, minh mẫn hơn trong nửa ngày còn lại. Nếu ngủ trưa đúng cách với thời lượng hợp lý, giấc ngủ này còn giúp tăng khả năng ghi nhớ và sức sáng tạo.

Ngủ trưa giúp tăng cường chức năng thị lực

Giấc ngủ trưa giúp cơ mắt được nghỉ ngơi sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi với máy tính, điện thoại,… Việc ngủ hỗ trợ cơ thể tăng cường tiết nước mắt, kích thích tuyến lệ sản xuất ra độ ẩm cần thiết để ngăn chặn tình trạng khô giác mạc. Chính vì thế, đây được xem như một biện pháp tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe cho mắt, làm chậm quá trình suy giảm thị lực và hạn chế các tật khúc xạ.

Tăng cường miễn dịch

Ngủ trưa giúp cơ thể có thời gian phục hồi, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi một số loài vi khuẩn gây bệnh. Một nghiên cứu được tiến hành cho thấy, những người ngủ trưa có lượng tế bào Lympho T và bạch cầu lympho B trong máu cao hơn khi họ ngủ dậy. Các tế bài này giúp cơ thể chống lại những sinh vật lạ, vi khuẩn, virus cũng như tế bào ung thư.

Trẻ em có nên ngủ trưa không?
Trẻ em có nên ngủ trưa không?

Tái tạo tế bào da, ngăn ngừa lão hóa

Khi ngủ, các mạch máu trong cơ thể sẽ được mở rộng, giúp khí huyết được lưu thông dễ dàng đến từng tế bào da, hỗ trợ sửa chữa, táo tạo các tế bào tổn thương do mụn, nám,… đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng giúp da sáng khỏe. Giấc ngủ còn giúp cơ thể sản sinh thêm các chất chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa da.

Một số hạn chế của giấc ngủ trưa với sức khỏe

Những người thắc mắc có nên ngủ trưa không chắc hẳn cũng từng đặt câu hỏi, việc ngủ trưa có tốt cho mọi đối tượng không, bầu có nên ngủ trưa không, bị covid có nên ngủ trưa không, liệu ngủ trưa có tác hại gì không… Dưới đây là một số tác hại của giấc ngủ trưa với sức khỏe.

  • Đầu tiên, việc ngủ trưa không phải ai cũng thực hiện được, bởi đơn giản nhiều người không thể ngủ vào ban ngày hoặc khó ngủ khi không nằm trên chính chiếc giường của mình.
  • Việc ngủ trưa có thể dẫn đến một số vấn đề về giấc ngủ vào buổi tối. Nhiều người có thể gặp tình trạng mất ngủ vào ban đêm, điều này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Hướng dẫn ngủ trưa đúng cách

Để việc ngủ trưa có thể thu được những lợi ích trên, bạn cần đảm bảo thời lượng ngủ và thời gian ngủ phù hợp.

Có nên ngủ trưa nhiều không?

Theo các chuyên gia, một giấc ngủ trưa không nên kéo dài quá 90 phút. Ngủ quá lâu có thể khiến bạn xây xẩm, tim đập nhanh, choáng váng, buồn nôn,… sau khi thức dậy. Một giấc ngủ hoàn hảo có thời lượng khoảng 15-30 phút, giúp tăng khả năng tập trung và hiệu suất làm việc vào buổi chiều.

  • Ngủ 10 phút: thời gian này quá ngắn nên bạn chỉ mới bắt đầu mơ màng ngủ, rất dễ tỉnh giấc. Tuy nhiên, giấc ngủ ngắn này cũng giúp bạn nhanh chóng tăng mức năng lượng cho cơ thể làm việc vào buổi chiều.
  • Ngủ 15 phút: giấc ngủ trưa 15 phút vừa không tốn quá nhiều thời gian, vừa giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo. Thời lượng này cũng vừa đủ giúp bạn tránh được tình trạng mất ngủ vào ban đêm.
  • Ngủ 30 phút: đây là khoảng thời gian ngủ trưa được các chuyên gia khuyến nghị thực hiện. Ngủ trưa 30 phút giúp cho cơ bắp và hệ thần kinh được thả lỏng và thư giãn hoàn toàn, khi khi ngủ dậy đầu óc cũng thư thái hơn.
  • Ngủ trưa 60 phút: 60 phút đủ để cơ thể tái tạo năng lượng và cải thiện chức năng ghi nhớ. Những ai cần chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng như thi cử, phỏng vấn,… nên thực hiện một giấc ngủ khoảng 60 phút để tâm trạng bình tĩnh và tăng khả năng tập trung.
  • Ngủ trưa 90 phút: giấc ngủ 90 phút giúp bạn trải qua đầy đủ 4 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và REM. Giấc ngủ này giúp tăng khả năng ghi nhớ, cải thiện tâm trạng, làm tăng xung điện của não, kích thích tư duy, giúp bạn linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề.
Giảm cân có nên ngủ trưa không?
Giảm cân có nên ngủ trưa không?

Ngủ vào thời điểm nào là tốt nhất?

Nên ngủ trưa 30 phút sau ăn trưa hoặc trước ăn đều hiệu quả. Tránh ngủ ngay sau bữa ăn để hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược axit, đầy bụng,…

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho bạn đọc câu hỏi Có nên ngủ trưa không, mong rằng mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn sống khỏe.