Rate this post

Đầu tiên có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một đất nước có khí hậu gió mùa nhiệt đới gió mùa. Do đó mà nhiệt độ ở biển Đông tại Việt Nam cũng khá thuận lợi và mát mẻ. Đặc biệt là độ ẩm không khí ở biển Đông mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên lúc nào cũng trong trạng thái điều hòa mát mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó độ ẩm không khí ở Việt Nam lại thường khá cao. Nhất là tại một số khu vực phía Bắc của Việt Nam vào mùa hè độ ẩm không khí thường xuống rất thấp. Tình trạng độ ẩm không khí giảm thấp khiến mồ hôi dễ bay hơi nhanh và dẫn đến tình trạng da bị khô hoặc nứt nẻ chân tay làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

>>>Tham khảo thêm bài viết: Bảo quản máy ảnh ở độ ẩm bao nhiêu là tốt nhất?

Vì vậy mà có rất nhiều người thường quan tâm độ ẩm hôm nay như thế nào? Độ ẩm ngày mai ra sao để có những biện pháp điều hòa cơ thể, tránh được những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cụ thể hơn về độ ẩm không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe như thế nào.

Ảnh hưởng độ ẩm không khí đến sức khỏe đời sống con người
Ảnh hưởng độ ẩm không khí đến sức khỏe đời sống con người

Các loại độ ẩm không khí phổ biến

Độ ẩm không khí ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng và thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cả tinh thần của con người. Hiện nay, độ ẩm không khí thông thường được chia làm 2 dạng phổ biến là:

+ Độ ẩm tương đối: được biểu thị theo dạng phần trăm (%). Độ ẩm tương đối 100% cho thấy rằng nếu không khí chứa đầy hơi nước sẽ dẫn tới trạng thái bão hòa. Còn trong điều kiện nhiệt độ không khí cao thì lượng hơi nước sẽ càng nhiều.

+ Độ ẩm tuyệt đối: là hàm lượng hơi nước đo được trong một đơn vị thể tích không khí. Được tính dựa trên bao nhiêu mg nước/cm3 khối của không khí. Tuy nhiên độ ẩm không khí tuyệt đối thường không biểu hiện cụ thể, vì khả năng bay hơi của không khí thường không liên quan đến nhau.

Có 2 loại độ ẩm không khí phổ biến
Có 2 loại độ ẩm không khí phổ biến

Trong đó, để mô tả được mức độ ẩm của không khí, người ta thường sử dụng độ ẩm tỉ đối f. Cho biết được mức độ của độ ẩm trong không khí: Nếu không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối f sẽ càng cao.

Do đó mà độ ẩm tỉ đối f là đại lượng được đo bằng tỉ số % giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A trong không khí ở cùng nhiệt độ cho trước có công thức là:

f = (a/A) x 100%

Tuy nhiên trong khí tượng học thì người ta còn tính phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và pbh của hơi nước bão hòa được trong không khí ở cùng một nhiệt độ được tính theo công thức là:

f = (p/Pbh) x 100%

Ảnh hưởng độ ẩm không khí đến sức khỏe đời sống

Ảnh hưởng khi độ ẩm cao

Trong trường hợp độ ẩm không khí cao làm cho khả năng thoát mồ hôi kém. Do đó đối với kiểu thời tiết này cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và dễ mắc các bệnh: cảm cúm, các bệnh dị ứng ngoài da…

Độ ẩm cao làm cho nấm mốc phát triển nhanh chóng. Trong trường hợp nấm mốc phát triển sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây nguy hại cho sức khỏe.

Bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những triệu chứng như: dị ứng thời tiết, ho, hắt hơi, sổ mũi, cảm lạnh hoặc nhiều bệnh khác… xuất hiện khi môi trường có độ ẩm cao.

Độ ẩm không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe đời sống con người?
Độ ẩm không khí gây ra nhiều triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi…

Đối với những nơi không thoáng khí hoặc trong môi trường có độ ẩm cao, bạn sẽ thấy xuất hiện những mùi ẩm mốc rất khó chịu. Vì vậy mà khiến các đồ vận xung quanh đều dễ bị bị hư hỏng.

Độ ẩm cao cũng khiến cho sàn nhà bị đọng nước, trơn trượt làm cho trẻ em và người già dễ té ngã gây ra chấn thương không đáng có.

Ảnh hưởng khi độ ẩm  thấp

Trong điều kiện độ ẩm không khí thấp khiến mồ hôi sẽ bay hơi nhanh hơn, vì vậy làm cho bề mặt da bị khô, dẫn đến da bị nứt nẻ làm cho cơ thể cảm thấy khó chịu.

Cách hạn chế độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao

Để hạn chế độ ẩm không khí thấp hoặc tăng quá cao bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau.

– Đóng cửa phòng, dùng quạt thông gió để làm giảm độ ẩm trong không khí.

– Sử dụng các loại máy móc, thiết bị làm giảm độ ẩm cho các thiết bị gia đình hoặc thiết bị công nghiệp như: máy hút ẩm, máy hút ẩm công nghiệp, máy sấy khí

– Sử dụng các dụng cụ đo độ ẩm để duy trì độ ẩm không khí trong phòng luôn ở mức 40 -60% như: điều hòa 2 chiều chế độ khô, vệ sinh và lau sàn bằng khăn khô.

– Sử dụng các thiết bị tạo ẩm, phun sương để tăng độ ẩm mong muốn nếu độ ẩm không khí thấp.

Tuy nhiên độ ẩm không khí thấp hoặc quá cao cũng đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người vì vậy bạn cần phải tìm cách duy trì độ ẩm ở mức cân bằng và hợp lý là điều cần thiết phải làm. Hy vọng những chia sẻ về độ ẩm không khí, bạn có thể nắm được tình hình độ ẩm hôm nay hoặc những ngày sắp tới để có những biện pháp điều chỉnh cơ thể phù hợp tránh được những ảnh hưởng mà độ ẩm không khí gây ra.