Rate this post

Từ lâu, máy hút mùi đã không còn là thiết bị xa lạ đối với những căn bếp, nhất là trong những nhà hàng lớn. Do được cấu tạo từ nhiều bộ phận, khoang máy lại khó thao tác cho người dùng trong việc vệ sinh máy hút mùi. Do đó, chúng gây không ít khó khăn và tốn kém nhiều thời gian cho quá trình này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn người dùng cách vệ sinh máy khử mùi đơn giản, hiệu quả.

Máy hút mùi là gì?

Máy hút mùi hay còn gọi là máy hút mùi được sử dụng trong khu bếp gia đình, nhà hàng. Chúng có cấu tạo gồm: lưới lọc mùi, phễu hút mùi, động cơ loại tuabin đôi/ đơn hoặc quạt hút, ống thoát. Cái tên “máy hút mùi” đã cho biết công dụng chính của thiết bị này đó là hút những mùi thức ăn ám trong nhà bếp trong quá trình nấu nướng, trả không gian trong lành, thoáng mát.

Máy hút mùi tại nhà bếp
Máy hút mùi tại nhà bếp

Sau một thời gian sử dụng nhất định, máy hút mùi cần được vệ sinh để đảm bảo chức năng cho những lần hoạt động tiếp theo cũng như đảm bảo sức khỏe cho chính người dùng. Việc vệ sinh máy khử mùi sẽ trở nên rất đơn giản khi thực hiện lần lượt các bước sau:

Các bước vệ sinh máy hút mùi nhà bếp

Bước 1: Tháo rời các tấm lưới lọc mỡ khỏi máy hút mùi

Như chúng ta đã biết, máy hút mùi có cấu tạo khá phức tạp. Do đó, việc vệ sinh cần thực hiện từng cẩn thận với từng bộ phận. Bước đầu tiên bao giờ cũng là tháo tấm lọc mỡ ra trước và vệ sinh bộ phận này. 

Tháo rời các tấm lưới lọc
Tháo rời các tấm lưới lọc

Bước 2: Ngâm và vệ sinh các tấm lọc

Ở bước này, người thực hiện vệ sinh cần ngâm các tấm lọc với các chất tẩy rửa như nước rửa chén, bát để đánh bật các vết bám bẩn nhanh chóng trước khi kì cọ. Điều này giúp người vệ sinh đỡ vất vả khi cọ rửa hơn, nhưng tấm lọc mỡ thường là bộ phận khó vệ sinh nhất của máy hút mùi. Bởi sau một thời gian, dầu mỡ, bụi bẩn tích tụ ngày càng dày đặc và khó có thể làm bong được.

Ngâm và vệ sinh các tấm lọc của máy hút mùi
Ngâm và vệ sinh các tấm lọc của máy hút mùi

Do đó, cần chuẩn bị sẵn một nồi nước đun sôi, cho thêm khoảng 100ml dấm trắng và một chút baking soda. Nếu là nồi lớn thì có thể cho cả tấm lọc mỡ vào rồi tiếp tục đun sôi. Đảo đầu các tấm lọc để chúng được tiếp xúc hoàn toàn với dung dịch đun sôi. Hoặc cũng có thể đổ dung dịch ra chậu và cho các tấm lọc vào đó ngâm. Điều này sẽ giúp công việc cọ rửa sau đó của người thực hiện sẽ rất nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Bước 3: Dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng vệ sinh lắp tấm lọc mỡ

Dung dịch amoniac pha loãng sẽ làm sạch khá hiệu quả các vết bẩn do dầu mỡ tích tụ lâu ngày. Tuy nhiên amoniac thường có mùi khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, do đó cũng không nên thường xuyên sử dụng loại dung dịch này. Cách sử dụng tiện lợi nhất vẫn là các chất tẩy rửa chuyên dụng như Cif.

Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Bước 4: Rửa sạch các bộ phận bằng máy rửa xe

Sau khi ngâm các bộ phận cần làm sạch và tẩy rửa bằng các loại dung dịch, cần rửa sạch lại bằng nước. Có thể dùng máy rửa xe để rửa trôi hoàn toàn các vết bẩn bám trên các bộ phận này. Thông thường, máy rửa xe gia đình sẽ phù hợp cho việc vệ sinh máy hút mùi bởi chúng có áp lực vừa phải, không quá lớn nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ.

Sự hỗ trợ đắc lực vệ sinh của máy rửa xe
Sự hỗ trợ đắc lực vệ sinh của máy rửa xe

Với công suất máy dao động từ 1000w – 2200w, có thể tùy chỉnh áp lực nước nhờ cò súng phun, đáp ứng mọi nhu cầu phun rửa.

Do đó, những vết bẩn cứng đầu bám trên các tấm lọc đều bị loại bỏ. Giúp công việc vệ sinh trở nên đơn giản và không tốn kém nhiều công sức, tiết kiệm thời gian.

||Xem thêm: Những thương hiệu máy rửa xe ô tô gia đình tốt nhất

Bước 5: Tháo bộ lọc than hoạt tính và lắp mới

Riêng với những loại máy hút mùi hoạt động theo chế độ hút khử tuần hoàn qua bộ lọc than hoạt tính. Việc thay thế bộ lọc than hoạt tính định kỳ tối thiểu 6 tháng thay một lần. Bởi không khí trong nhà bếp không được trao đổi trực tiếp ra ngoài môi trường mà chỉ được lọc qua bộ lọc rồi quay trở lại bếp. Bộ lọc than có nhiệm vụ lọc và khử độc tố trong không khí khi nấu. 

Do đó, không thay bộ lọc định kỳ sẽ khiến khả năng hút, khử mùi của máy giảm hiệu quả rất nhiều.

Thay thế bộ lọc than hoạt tính định kỳ
Thay thế bộ lọc than hoạt tính định kỳ

Bước 6: Dùng vải ẩm lau khoang trong và ngoài máy 

Ở bước này, nếu trong trường hợp những vết bẩn cứng đầu có thể dùng dầu thực vật hoặc dung dịch tẩy rửa bán sẵn. Sau đó lau sạch lại bằng vải ẩm để lau lại giúp cho máy hoàn toàn sạch sẽ, sáng bóng như mới.

Như vậy, chỉ với 6 bước cơ bản, bất cứ ai cũng có thể thực hiện vệ sinh máy hút mùi ngay tại nhà mà không tốn quá nhiều công sức. Đặc biệt, với thiết bị máy rửa xe mini hỗ trợ sẽ giúp việc vệ sinh máy trở nên nhanh chóng, tiện lợi hơn rất nhiều. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp người đọc có thêm những thông tin hữu ích nhất.

Bài viết liên quan khác: