Rate this post

Mlem mlem là gì? “M” là khẩu hình miệng của những chú mèo khi muốn ăn một cái gì đó. Còn “lem” chỉ hành động của chúng khi thụt lưỡi vào.

Nguồn gốc của từ Mlem mlem là gì?

“Mlem mlem” xuất phát từ một video mạng của chú mèo con trên IMgur và Reddit từ năm 2015. Trong đó, chú mèo này đang uống nước bằng cách lè lưỡi rất quen thuộc của loài động vật này. Cảnh tượng chú mèo uống nước rất ngon miệng và tạo ra những âm thanh rất dễ thương. Từ đó mà từ “mlem” được sử dụng để chỉ những hành động dễ thương, làm nũng hay thích một món ăn nào đó.

Mlem Mlem là gì
Mlem Mlem là gì

Giải nghĩa Mlem mlem là gì trên Facebook

  • Trong năm 2020, cụm từ mlem mlem bất ngờ trở nên phổ biến và trở thành cụm từ “hot”. Chúng được sử dụng ở khắp mọi nơi. Vậy ý nghĩa cụ thể của mlem là gì trên Facebook? Mlem mlem có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau:
  • Mlem mlem – gần nghĩa với “măm măm”: Thể hiện sự ngon miệng trước một món ăn nào đó.
  • Mlem mlem – gần giống phát âm với “ble ble”: Hành động “lêu lêu” trêu chọc ai đó.
  • Mlem mlem – một số người cho rằng đây là viết tắt của “Muốn liếm em”: chỉ sự quá đỗi đáng yêu, xinh đẹp của Crush, người yêu, một cô gái,… khiến cho người khác muốn có được. Đừng vội hiểu chúng theo ý nghĩa quá thô thiển nhé. Cụm từ này dùng cho người chỉ có ý nghĩa muốn khen người đó mà thôi!

Nói chung, ý nghĩa phổ biến của từ Mlem là thể hiện sự “thèm khát” một thứ gì đó. Bao gồm cả món ăn, món đồ yêu thích, trang phục trên game, và cả việc tỏ ra “thích” ai đó.

Mlem là gì
Mlem mlem meme trên Facebook

Ngoài Mlem thì cụm từ lóng “Angry mlem” cũng được giới trẻ sử dụng. Nó mang ý nghĩa của một hành động lè lưỡi đơn thuần mà không mang theo ý nghĩa gì bên trong cả.

Những cụm từ mới nhất trên MXH được giới trẻ sử dụng

Ngoài mlem mlem là gì, bạn đã biết hết ý nghĩa những cụm từ đang hot trend trên MXH Facebook chưa? Hãy cùng điểm lại các “thuật ngữ” trào lưu của giới trẻ sau đây nhé:

Sugar daddy – sugar baby

Đây là kiểu quan hệ “bao nuôi” có thời hạn giữa mối quan hệ của người đàn ông lớn tuổi với cô gái trẻ trung. Tuy nhiên, sau khi cụm từ này trở nên nổi tiếng thì nó được dùng rộng rãi, với ý nghĩa rộng hơn. Người ta có thể gọi “sugar daddy” khi thấy những hành động hào phóng trong tình yêu của người đàn ông. Hay gọi là “sugar baby” với những cô gái trẻ nóng bỏng, quyến rũ. Hay đơn giản coi “sugar daddy” như là một mẫu người yêu lý tưởng.

Tôi có 3 Bích

Tôi có 3 bích, cho tôi đi trước meme

3 bích là gì? Đây là một quân bài mà khi chơi “tiến lên”, người sở hữu sẽ giành quyền đi trước ở ván đầu. Vì vậy, “tôi có 3 bích” chỉ người muốn xin quyền đi trước. Khá giống với “mlem mlem là gì trên Facebook”, “tôi có 3 bích” thường được dùng khi người ta tỏ ra thích thú đặc biệt, muốn có được một thứ gì đó, hay cả “ai đó”.

Cẩu lương

“Cẩu” là chó, “lương” là thức ăn trong tiếng Hán Việt. Tuy nhiên, giới trẻ Trung dùng từ này không phải với nghĩa “thức ăn cho chó”. Ở đây, cẩu lương chỉ những hành động thể hiện tình cảm, ngọt ngào của đôi yêu nhau trước mặt những người độc thân, khiến cho họ phải ganh tị.

>>>Chi tiết xem tại bài viết: Cẩu Lương có nghĩa là gì, Ăn Cẩu Lương là gì?

Xu cà na

Xu cà na là tên một loại trái cây rất chua và chát, nói chung là “khó ăn”. Trên Facebook, người ta sử dụng từ này với ý nghĩa gặp phải chuyện xui xẻo, không may xảy ra.

Thăm ngàn – kẹp ngần

Có nguồn gốc từ một video quảng cáo hài hước của Thái Lan. Thăm ngàn theo nghĩa gốc tiếng Thái là làm việc (một cách chăm chỉ), kẹp ngần có nghĩa là tiết kiệm tiền. Giới trẻ Việt đã biến tấu phiên âm của hai từ này để sử dụng trên MXH vfa cả các ứng dụng game.

Trên Facebook, thăm ngàn – kẹp ngần chỉ sự cố gắng làm việc, tiết kiệm tiền. Còn trong game, “thăm ngàn” ý chỉ tập trung farm lính, đánh quái lấy nhiều tiền và tài nguyên, né giao tranh.

Người chơi hệ

Xuất phát từ thuật ngữ của văn hóa Hiphop, “người chơi hệ” chỉ đặc trưng không thể lẫn của 1 cá nhân, nhóm người. Cụm từ này được sử dụng khá phổ biến trên Facebook, và các ứng dụng trò chơi.

Chẳng hạn như:

  • – Người chơi hệ nhà giàu: chỉ những bạn trẻ nhà có điều kiện.
  • – Người chơi hệ khát máu: chỉ những người có phong cách chơi game táo bạo, thích giao tranh.
  • – Người chơi hệ farm: chỉ những người có phong cách chơi game thiên về kiểm soát mục tiêu, kiếm tài nguyên.

Giả trân

Bên cạnh mlem là gì, một từ trend mới nổi gần đây là “Giả trân”. Từ này mang nghĩa chỉ một trạng thái không còn được bao bọc, che phủ. Từ này được dùng để chỉ những hành động, lời nói không thật nhưng người ta vẫn cố tỏ ra. Mặc dù vừa nhìn vào người ta đã biết là không phải thật. Khác với “giả nai” mang ý nghĩa giả vờ ngây ngô không biết, dễ “lừa” được người. “Giả trân” cũng mang nghĩa giả vờ một điều không thật, nhưng bị người xem quá dễ phát hiện.

Trên đây là giải nghĩa “mlem mlem” là gì trên facebook, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cụm từ này. Đừng quên tiếp tục theo dõi để nhận được những cập nhật mới nhất các xu hướng gây “trend” của giới trẻ trên MXH nhé!

Bài viết liên quan khác: