4.9/5 - (11 bình chọn)

Thế nào là câu đặc biệt? Đây là một phần kiến thức luyện từ và câu có trong môn Ngữ Văn 7. Mặc dù dạng câu này khá dễ nhận biết nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn và ứng dụng chưa đúng. Hãy cùng Family News kiểm tra lại phần kiến thức này, với các dạng bài tập điển hình giúp bạn ôn thi đạt điểm 10!

Thế nào là câu đặc biệt?

Khái niệm là kiến thức cơ bản mà học sinh phải nắm được để hiểu nội dung bài học. Câu đặc biệt thực chất khá đơn giản từ định nghĩa, cách nhận biết và sử dụng nó. 

Như chúng ta đã biết, hình thức một câu văn hoàn thiện phải bao gồm tối thiểu hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện thêm các thành phần bổ nghĩa khác cho câu. Vậy có loại câu nào không tuân theo quy tắc chủ vị, nhưng vẫn được xem là đúng ngữ pháp không? Đó chính là kiểu câu đặc biệt.

Vậy thế nào là câu đặc biệt?

Câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào cả. Cụ thể hơn là trong câu sẽ không xuất hiện hay không phân biệt được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ.

thế nào là câu đặc biệt
Câu đặc biệt là là kiểu câu ngắn, không xác định được chủ ngữ vị ngữ

Cấu tạo kiểu câu đặc biệt

– Dạng 1: Câu đặc biệt chỉ gồm 1 từ

Ví dụ: “Xuân. Hạ. Thu. Đông” – 4 câu văn chỉ gồm 1 từ.

– Dạng 2: Câu đặc biệt bao gồm một cụm từ

Ví dụ: “Chiến tranh. Đói nghèo. Họ buộc tạm biệt đô thị với ánh đèn, đi về miền quê nghèo tăm tối”.

Nhờ vào đặc điểm này, người ta có thể dễ dàng nhận biết câu đặc biệt thông qua hình thức. Nhưng tại sao chúng lại được viết dưới dạng đặc biệt như vậy? Ngoài đặc trưng một số kiểu câu không cần chủ – vị vẫn có nghĩa. Câu đặc biệt còn được dùng để nhấn mạnh ý đồ, nội dung mà tác giả muốn người đọc hướng đến.

||Xem thêm: Câu rút gọn là gì? Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Tác dụng của kiểu câu đặc biệt

Bên cạnh thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt có đặc trưng rất ngắn gọn, vì thế dễ gây chú ý khi chúng xuất hiện trong đoạn văn / thơ. Tác giả sử dụng kiểu câu này thường mang những dụng ý nhất định. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của câu đặc biệt:

Dùng để diễn tả thời gian và bối cảnh sự việc, vấn đề

Ví dụ 1: “Ngày sinh nhật cô. Cũng là ngày cô phải dừng bước trước cánh cổng trường học. Cái nghèo đeo bám khiến cô phải nghẹn lại giấc mơ được đến trường.”

“Ngày sinh nhật cô” là câu đặc biệt dùng để xác định thời gian.

Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc, tình cảm của người viết

Ví dụ 2: “Xui quá! Thiếu 0.1 điểm nữa thôi là điểm trên trung bình rồi”.

“Xui quá!” là câu đặc biệt dùng để bày tỏ tiếc nuối của chủ thể câu nói. Vì thiếu một chút nữa là đã được trên trung bình.

Dùng để gọi đáp

Ví dụ 3: “Nhi ơi! Con đưa lì xì đây mẹ cất cho! – Không dâu!”

“Nhi ơi” là câu đặc biệt dùng để gọi tên cụ thể một người. “Không đâu” là câu đặc biệt với chức năng đáp lại lời nói trước đó.

thế nào là câu đặc biệt
Công dụng của kiểu câu đặc biệt để gọi đáp hoặc nhấn mạnh

Dùng để thông báo về một sự vật, sự việc, hiện tượng

Ví dụ 4: “Tinh mơ, chú gà trống nhảy tót lên đống rơm, gáy thật to đánh thức buôn làng. Những buổi sáng ở làng quê thật là trong trẻo! Tiếng chim. Tiếng gió. Tiếng người.”

“Tiếng chim”, “tiếng gió”, “tiếng người” là câu đặc biệt kể về những âm thanh vào sáng sớm ở miền quê.

Dùng để nhấn mạnh sự vật, sự việc, thời gian,… nhắc đến trong câu

Cùng với hiểu rõ thế nào là câu đặc biệt? Hầu hết các câu đặc biệt (ngoại trừ câu hỏi đáp) đều dùng để nhấn mạnh một sự vật, sự việc nào đó. 

Chẳng hạn, ví dụ 1 tác rời “Ngày sinh nhật cô” để nhấn mạnh thời gian. Sinh nhật là ngày hạnh phúc, ngày ta cầu nguyện mơ ước về tương lai. Nhưng cô gái được nhắc đến lại phải từ bỏ ước mơ đi học. Qua đó khắc họa rõ nét hơn những bất hạnh của con người trong nghèo khổ, cơ hàn.

Ở ví dụ 2: Câu nói dùng để nhấn mạnh trạng thái, cảm xúc của người viết. Qua đó ta thấy được sự tiếc nuối của chủ thể câu nói khi thiếu một chút là đủ điểm trên trung bình.

Ở ví dụ 4: Câu đặc biệt dùng để gợi nhắc các âm thanh vào buổi sáng. Đây là các âm thanh hoàn toàn của tự nhiên. Hơn nữa, chúng lại được nghe rất rõ ràng, rạch ròi. Như vậy, dù là miêu tả âm thanh nhưng người ta lại cảm nhận rõ hơn về sự thanh bình, trong lành nơi miền quê. Ngay cả những âm thanh rất nhẹ của gió, người ta cũng cảm nhận được.

Hiểu “thế nào là câu đặc biệt”, học sinh sẽ dễ dàng giải quyết các bài tập liên quan. Trong đó, một số dạng bài cơ bản có thể gặp phải được đề cập ở phần sau đây.

thế nào là câu đặc biệt
Tác dụng của kiểu câu đặc biệt và các dạng bài liên quan

Các dạng bài tập liên quan “thế nào là câu đặc biệt”

– Bài tập xác định câu đặc biệt trong đoạn thơ / đoạn văn cho trước: Đây là dạng bài tập cơ bản về kiểu câu. Thông qua đặc trưng về hình thức cấu tạo. Bạn có thể nhận biết khá nhanh đau là câu đặc biệt.

Ví dụ: “Hoàng hôn. Nắng hững hờ dần khuất sau mặt biển, để lại bầu trời dần u sầu tăm tối”. – “Hoàng hôn” là câu đặc biệt

– Xác định công dụng của câu đặc biệt: Bài tập này có phức tạp hơn một chút với kiểu bài nhận biết số 1. Tuy nhiên, bạn chỉ cần căn cứ ngữ nghĩa và đối chiếu với các công dụng của câu đặc biệt là xác định được.

Ví dụ: Tương tự ví trụ trên, “Hoàng hôn” là câu đặc biệt dùng để nhấn mạnh về thời gian được nhắc đến trong câu.

– Bài tập làm văn sử dụng câu đặc biệt: Bài tập này yêu cầu về kiến thức từ vựng của câu đặc biệt và khả năng hành văn của học sinh. Hãy căn cứ theo yêu cầu bài viết, gạch những đầu dòng ý chính, rồi cân nhắc đặt câu đặc biệt ở đâu. Sau đó mới thử đặt câu đặc biệt và đưa chúng vào bài văn.

Trên đây là phần tổng hợp kiến thức liên quan “thế nào là câu đặc biệt”. Bài viết đã nêu vắn tắt khái niệm, các đặc điểm hình thức và công dụng của mẫu câu này. Một số ví dụ cụ thể trên đây hy vọng giúp bạn đọc dễ hiểu hơn về mẫu câu đặc biệt. Đừng quên theo dõi Family News để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích liên quan khác nhé!

||Bạn có biết: