Rate this post

Dải Ngân Hà là gì chính là một trong những câu hỏi được các nhà khoa học đầu tư không ít công sức, thời gian để mang đến cho chúng ta những kiến thức tuyệt vời. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích giúp bạn khám phá thêm kiến thức về khoa học vũ trụ này. Đồng thời phân biệt rõ Dải Ngân Hà và Thiên Hà mà rất nhiều bạn nhầm lẫn. 

Dải Ngân Hà là gì? Dải Ngân Hà là gì Địa 10

Dải Ngân Hà cũng là một trong những mảng kiến thức quan trọng mà các bạn học sinh được học trong chương trình Địa lý lớp 10. Theo đó, dải Ngân Hà (Milky Way) hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Thiên Hán, Vân Hán, Tình Hà, Thiên Hà hoặc Sông Ngân. Những tên gọi này đều được xuất phát từ tiếng Hán. 

Dải Ngân Hà là gì?
Dải Ngân Hà là gì?

Thực chất Dải Ngân Hà là tên riêng của một thiên hà có chứa Hệ Mặt trời. Dải Ngân Hà xuất hiện trên bầu trời một một dải sáng mờ được nối từ chòm sao Tiên Hậu ở phía Bắc đến chòm sao Nam Thập Tự ở phía Nam. 

Trung tâm của Ngân Hà là tâm quay của thiên hà, Ngân Hà. Nó chính là lỗ đen siêu khổng lồ có khối lượng 4,100 ± 0,034 triệu khối lượng  của Mặt Trời, cung cấp năng lượng cho nguồn vô tuyến nén. 

Nguồn gốc tên gọi dải Ngân Hà?

Bạn đã biết vì sao dải Ngân Hà được gọi là Milky Way chưa? Theo truyền thuyết kể lại rằng, thần Zeus đã bế con trai của mình là Hercules bú trộm sữa của Hera nhằm mục đích bất tử. Tuy nhiên, nữ thần chợt tỉnh dậy làm văng dòng sữa tung tóe lên bầu trời. Và kể từ đó dải Ngân Hà được hình thành với tên gọi là Milky Way.

Nguồn gốc tên gọi Dải Ngân Hà
Nguồn gốc tên gọi Dải Ngân Hà

Ngoài ra, một lý giải khác của Trung Quốc cho rằng: Ngày xưa vào đêm trời quang mây tạnh, khi họ ngước nhìn lên bầu trời thấy dải màu trắng gồm hạng loạt những ngôi sao nối đuôi nhau tạo thành. Lúc này, họ đã liên tưởng tới hình ảnh dòng sông bắt ngang trên bầu trời. Kể từ đó, người Trung hoa gọi tên là Dải Ngân Hà. 

Nguồn gốc hình thành Dải Ngân Hà

Vũ trụ trong thời kỳ sơ khai chỉ là những đám khí gas Hidro và Heli trôi lơ lửng. Sau đó, chúng bắt đầu liên kết cùng với nhau để tạo thành những vùng cô đặc. Từ đó xảy ra các phản ứng hạt nhân hình thành nên những ngôi sao. Ngày càng nhiều ngôi sao được liên kết với nhau để tạo thành vùng khí cô đặc, tạo nên Quần thể tinh cầu cổ xưa trong Vũ trụ. 

Tính từ ngôi sao đầu tiên, sau vài tỉ năm khối lượng của nó đã lớn mạnh và tự quay quanh. Song song với quá trình hình thành sao mới thì những ngôi sao già dần chết đi và dẫn tới vụ nổ siêu tân tinh. Những vụ nổ này nhanh chóng tạo ra lượng vật chất dồi dào, hòa quyện vào đám khí gas ban đầu. 

Các ngôi sao trẻ hơn với những thành phần là nguyên tố nặng hơn dần xuất hiện. Quá trình này diễn ra liên tục  và không ngừng nghỉ cho tới  ngày nay. Từ đó tạo nên Trái Đất và những hành tinh khác. 

Trung tâm Dải Ngân Hà ngày càng phình rộng ra và được bao quanh bởi hai cánh tay xoắn ốc nhỏ Orion và hai cánh tay xoắn ốc lớn gồm  Sagittarius và Perseus.

 

Những thông tin thú vị về Dải Ngân Hà

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận chính xác về khối lượng của Dải Ngân Hà. Phần lớn, Ngân Hà là vật chất tối vô cùng bí ẩn và huyền bí cùng những vị ngào và đám gas trong vũ trụ. Ngoài ra, các chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện ra những sự thật rất thú vị về Dải Ngân Hà như sau:

Khám phá thông tin về Dải Ngân Hà
Khám phá thông tin về Dải Ngân Hà
  • Khoảng cách từ Trung tâm của Dải Ngân Hà đến Mặt trời khoảng 27.700 năm ánh sáng. 
  • Tâm của Dải Ngân Hà là Sagittarius A*. Đây là một lỗ đen siêu lượng có khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần so Mặt trời. 
  • Ngân Hà luôn xoay quanh lõi của mình với vận tốc khoảng 600km/s. Những cánh tay xoắn ốc của Milky Way cũng không ngừng di chuyển nên có thể thấy tất cả những hành tình đều đang di chuyển.
  • Dải Ngân Hà của chúng ta có chứa nhiều vì sao cổ đại nhất của vũ trụ có tuổi đời tương tự như sau vụ nổ Big Bang.
  • Dựa trên sự so sánh giữa các hàm lượng phóng xạ nặng, các nhà khoa học đã dự đoán độ tuổi của Dải Ngân Hà khoảng 13.600 ± 800 triệu năm.

Phân biệt Dải Ngân Hà và Thiên Hà

Khi nhắc đến Dải Ngân Hà và Thiên Hà, có rất nhiều người nhầm lẫn và cho rằng đây là một khái niệm. Tuy nhiên, thực tế Thiên Hà và Ngân Hà hoàn toàn khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rất rõ sự khác nhau như sau:

Hiểu rõ hơn về Dải Ngân Hà là gì Thiên Hà là gì?
Hiểu rõ hơn về Dải Ngân Hà là gì Thiên Hà là gì?

Thiên Hà là gì?

Thiên Hà là tập hợp gồm rất nhiều thiên thể liên kết với nhau trong Vũ trụ nhờ lực hấp dẫn. Trong thế giới Vũ trụ bao la có đến hàng tỷ thiên hà khác nhau. Những Thiên Hà thường có dạng xoắn ốc, dạng đãi hoặc một số Thiên Hà có những hình dạng phức tạp hơn. 

Theo đó, Thiên Hà là một danh từ chung được dùng để chỉ tập hợp rất nhiều hệ sao trong vũ trụ. Bán kính của Thiên Hà có thể rộng đến hàng chục triệu năm ánh sáng. Tuy nhiên, chiều dày của chúng lại nhỏ hơn rất nhiều. Thiên Hà là một nhóm gồm các hành tinh, ngôi sao, tinh vân và nhiều vật chất khác quy tụ lại bởi chúng có sức hút bởi lực hấp dẫn từ giữa Thiên Hà. Ở trung tâm của Thiên hà thường có những hố đen rất lớn. 

Phân biệt Dải Ngân Hà và Thiên Hà

Thiên hà là một thuật ngữ dùng chung cho các liên kết giữa ngôi sao, hành tinh, tinh vân,… trong vũ trụ.

Còn Ngân Hà là một thiên hà riêng trong vũ trụ. Ngân Hà có chứa Hệ Mặt trời vậy nên Ngân Hà cũng được coi là Thiên Hà của chúng ta. Thực tế, Dải Ngân Hà chỉ giống một hạt cát nhỏ, bên cạnh hàng tỷ những thiên hà khác trong vũ trụ bao la. 

Như vậy, ý nghĩa của Thiên Hà rộng hơn rất nhiều so với Dải Ngân Hà. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Ngân Hà chính là tên riêng của một thiên hà cụ thể ở trong vũ trụ. Vậy nên, có thể nói Ngân Hà là một Thiên Hà. 

Nhiều người còn thắc mắc rằng, vũ trụ bao la rộng lớn thì có bao nhiêu Dải Ngân Hà. Trong Vũ trụ của Dải Ngân Hà có một số thiên hà đang tồn tại và đó cũng chính là Thiên Hà mà chúng ta đang sinh sống. Vậy nên chỉ có duy nhất một Ngân Hà, còn Thiên Hà thì có nhiều vô số kể. 

Địa điểm ngắm Dải Ngân Hà đẹp tại Việt Nam

Được chiêm ngưỡng dải Ngân Hà thực sự là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ, nhất là những bạn yêu thiên văn. Vậy ở Việt Nam có địa điểm nào ngắm Dải Ngân Hà đẹp? Dưới đây là một số gợi ý về địa điểm ngắm Dải Ngân Hà tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo thêm: 

Tham khảo địa điểm ngắm Dải Ngân Hà đẹp
Tham khảo địa điểm ngắm Dải Ngân Hà đẹp

Ngắm Dải Ngân Hà ở Y Tý

Y Tý thuộc huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Không chỉ đẹp bởi cảnh quan núi non trùng điệp, mây ấp núi non bản làng người Hà Nhì hay mùa vàng lúa chín, mùa nước đổ nơi Y Tý còn là điểm đến vô cùng đặc biệt cho những nhiếp ảnh gia tới đây để “săn” sao trời. 

Một trong số những địa điểm đẹp để chụp Ngân Hà ở đây là bản Choản Thèn. Bản này cực kỳ nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh với hình ảnh là hai cây đứng cạnh bên nhau. Một túp lều được người dân đi làm đồng về để nghỉ ngơi. 

Bạn nên tới Y Tý vào mùa hạ và những đêm cuối của tháng âm lịch. Bởi khi ấy, trời khá trong mà không có trăng nên dải Ngân Hà thường sẽ xuất hiện sớm. Như vậy bạn cũng dễ quan sát được bằng mắt thường hơn. Ngoài ra, nếu may mắn bạn còn có thể chiêm ngưỡng được hình ảnh dải Ngân Hà vắt ngang qua hai cái cây rất thú vị. 

Bạch Mộc Lương Tử 

Bạch Mộc Lương Tử được biết đến là một trong 4 đỉnh núi cao nhất của Việt Nam với đỉnh núi cao đến 3.046m, nằm giữa địa phần hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Dãy núi có địa hình khá hiểm trở, là địa điểm phượt du lịch Tây Bắc được nhiều bạn trẻ mê mẩn, đặc biệt đây còn là điểm săn Milky Way đẹp của Việt Nam. 

Tuy nhiên quãng đường từ chân núi đến đỉnh dài khoảng 30 cây số, đường đi cũng khá hiểm trở nên phải thật cẩn thận khi bắt đầu chuyến đi. Khó khăn là vậy nhưng khi đến nơi, được tận mắt chiêm ngưỡng Dải Ngân Hà lung linh hiện ra thì chắc chắn bạn sẽ thấy công sức của mình bỏ ra không hề uổng phí tí nào.

Cũng giống Y Tý, để săn được Dải Ngân Hà bạn nên đến vào mùa hạ. Lúc ấy, không khí thời tiết mát mẻ, trời trong nên rất thuận tiện để bạn chụp lại những bức ảnh thật ấn tượng về Dải Ngân Hà. 

Fansipan

Nếu ban ngày, Fansipan mang đến cho du khách cảm giác kinh ngạc khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên mơ mộng với những con sóng bồng bềnh đẹp tựa thần tiên thì đêm về Fansipan lại mang vẻ tĩnh lặng, lộng lẫy với những dải Ngân Hà tuyệt đẹp. 

Sở hữu độ cao lên đến 3143 mét “nóc nhà Đông Dương” không chỉ được biết đến là điểm săn mây tuyệt đẹp mà còn luôn nằm trong top địa điểm ngắm Dải Ngân Hà được yêu thích nhất. 

Để tới đỉnh Fansipan, bạn có thể tự chinh phục bằng cách leo núi; hoặc không thì có thể di chuyển bằng cáp treo để đảm bảo an toàn hơn. Cảm giác khi được đứng trên đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, ngắm nhìn hàng vạn vì sao lấp lánh trong đêm sẽ là một trải nghiệm mà bạn sẽ không bao giờ quên được.

Gành Đèn tại Tuy An, Phú Yên

Một địa điểm ngắm Dải Ngân Hà trọn vẹn mà bạn không thể bỏ qua. Vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của bãi đá Gành Đèn cùng sự lung linh, huyền ảo vệt ngang trời hẳn sẽ khiến bạn phải thốt lên bởi vẻ đẹp vô cùng chân thực này. 

Đồi cỏ hồng tại Đà Lạt

Tại Đà Lạt, bạn có thể ngắm trọn vẻ đẹp của Dải Ngân Hà trên đồi cỏ hồng, gần với khu đồi trọc của thành phố Đà Lạt. Khi đến ngắm Dải Ngân Hà tại đây, bạn nên đến sớm một chút. Thời gian tuyệt nhất để tận hưởng vẻ đẹp của hàng ngàn những vì sao tinh tú lấp lánh là từ khoảng 3 giờ sáng đến 4 giờ 30 phút sáng.

Bên cạnh đó, một số địa điểm khác mà bạn cũng có thể chiêm ngưỡng Dải Ngân Hà tại Việt Nam đó là: 

  • Bờ biển Tân Thành, Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, cách Sài Gòn khoảng 70 cây số. 
  • Mũi Kê Gà nằm ở xã Thuận Quý, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 30 cây số. 
  • Thác hang Én thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng của huyện K’Bang thuộc tỉnh Gia Lai.
  • Đồi chè Long Cốc, tỉnh Phú Thọ.

Qua bài viết là những thông tin giải đáp về hiện tượng dải Ngân Hà là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng chủ đề bài viết thực sự hữu ích và thú vị cho bạn đọc khi tìm hiểu về chủ đề này.