Rate this post

Cách vận hành tháp giải nhiệt như thế nào vừa đảm bảo an toàn lại đạt hiệu suất làm mát cao nhất là thắc mắc của rất nhiều. Do vậy, trong bài viết kỳ này chúng tôi sẽ chia sẻ quy trình vận hành chuẩn để các bạn có thể tham khảo.

cách vận hành tháp giải nhiệt

Hướng dẫn cách vận hành tháp giải nhiệt chi tiết từ A – Z

Tại sao phải vận hành tháp giải nhiệt đúng kỹ thuật?

Tháp giải nhiệt là thiết bị hỗ trợ giải nhiệt quen thuộc trong các nhà xưởng, xí nghiệp. Bởi trong quá trình máy móc hoạt động sẽ sinh ra nhiệt lớn và sẽ được tháp giải nhiệt xử lý, khuếch tán nhiệt ra môi trường. Từ đó giảm nhiệt độ cho máy móc, điều hòa, giảm độ hao mòn tối đa. 

Tuy nhiên, người dùng cần biết cách vận hành tháp giải nhiệt chuẩn theo khuyến cáo nhà sản xuất thì mới có thể phát huy công dụng hiệu quả nhất. Dưới đây là những lợi ích khi vận hành tháp giải nhiệt chuẩn:

  • Hạn chế tối đa tình trạng lỗi, hỏng hóc các bộ phận trong quá trình tháp giải nhiệt hoạt động.
  • Tiết kiệm chi phí vệ sinh và bảo dưỡng tháp tản nhiệt
  • Giúp hoạt động giải nhiệt tăng năng suất, từ đó góp phần giúp lợi nhuận doanh nghiệp được tích lũy và nâng cao hơn.
  • Tăng tuổi thọ cho tháp tản nhiệt và giảm tình trạng hao mòn máy móc.

>> Bài viết liên quan:

Cách vận hành tháp giải nhiệt nước đúng kỹ thuật

Để tháp hạ nhiệt có thể đạt hiệu quả cao nhất thì người dùng cần nắm rõ được quy trình cơ bản dưới đây:

Quy trình vận hành tháp giải nhiệt

Quy trình vận hành tháp giải nhiệt như thế nào?

Bước 1: Kiểm tra 

Bước đầu tiên trong quy trình vận hành tháp giải nhiệt là kỹ thuật viên cần tiến hành kiểm tra lại các bộ phận và chức năng của tháp. Cụ thể:

  • Mở đáy bồn chứa để xả toàn bộ nước, vệ sinh sạch sẽ bộ phận này. Bởi sau 1 thời gian sử dụng thì dưới đáy bồn chứa nước sẽ xuất hiện nhiều rong rêu, cặn bẩn. Chính điều này sẽ khiến hiệu năng làm việc của thiết bị giảm sút, linh kiện bị ăn mòn, hư hỏng. Lưu ý, nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, tránh ảnh hưởng tới vỏ tháp.
  • Kiểm tra khả năng lưu thông của nước bằng cách đổ nước vào bồn chứa cho tới khi phao van tự ngắt và xoay đầu phun cho quay tự do rồi bơm nước vào bồn tới mực nước cho phép.
  • Kiểm tra hệ thống có bị vật thể nào bị mắc kẹt làm tắc nghẽn ống phun, đầu phun và quạt gió không.
  • Kiểm tra đầu phun và tia làm mát bằng cách cho nước phun thử xuống lưới tản nhiệt. Đồng thời kiểm tra khả năng lưu thông của hệ thống nước bằng cách đổ nước vào bồn và quan sát van phao tự động tháp giải nhiệt xem nó hoạt động như thế nào.
  • Kiểm tra cường độ dòng điện, điện áp cho phù hợp với động cơ của quạt và kiểm tra chiều quay của quạt. Ngoài ra, người vận hành máy cũng nên cho quạt chạy từ 2 – 3 phút để chắc chắn thiết bị vẫn làm việc bình thường.

Bước 2: Kiểm tra hệ thống dẫn nước

Trong quá trình này, các bạn cần thực hiện các thao tác như sau:

Kiểm tra kỹ hệ thống nước

Kiểm tra kỹ hệ thống nước trước khi vận hành tháp làm mát

  • Cho bộ phận bơm chạy khoảng 5 phút để đẩy hết không khí trong ống phun và ống đứng ra ngoài. Sau đó, kiểm tra mực nước ở trong bồn chứa trước khi vận hành tháp giải nhiệt nhằm đảm bảo thiết bị vận hành 1 cách ổn định nhất.
  • Khởi động bơm và điều chỉnh phao cho tới khi nước trong bồn chứa đạt tới mực nước cho phép.
  • Khi dòng nước chảy ổn định thì người vận hành cần chắc chắn về độ cân bằng, khả năng quay, tốc độ quay của đầu phun luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất.

Bước 3: Khởi động quạt

Khởi động quạt gió để tháp tản nhiệt có thể bắt đầu hoạt động: 

Khởi động quạt của tháp

Khởi động quạt của tháp xem vận hành ổn định không

  • Trước khi khởi động quạt, người vận hành cần thực hiện kiểm tra lỗ thông gió xem có bị dị vật gì cản trở quá trình hoạt động của thiết bị không. 
  • Sau khi khởi động quạt, người dùng cần kiểm tra điện áp, dòng điện và chiều quay của quạt. Trường hợp quạt hút gió từ dưới lên nghĩa là động cơ đã đấu điện chuẩn và thiết bị đã đủ điều kiện để làm việc bình thường.

Nếu trong quá trình vận hành mà gặp phải bất kỳ sự cố nào bất thường, hãy ngừng hoạt động và liên hệ với kỹ thuật để kiểm tra và xử lý.

Lưu ý quan trọng khi vận hành tháp tản nhiệt

Ngoài nắm rõ cách vận hành tháp giải nhiệt chuẩn theo quy trình thì người dùng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Duy trì đủ lượng nước

Người vận hành cần theo dõi và duy trì lưu lượng nước của thiết bị theo tiêu chuẩn của từng loại tháp để đảm bảo hiệu suất giải nhiệt cao nhất. Bởi nếu mực nước trong bồn nước dưới mức quy định sẽ khiến không khí bên ngoài lọt vào trong làm ảnh hưởng tới tuổi thọ thiết bị. Đối với tháp có công suất dưới 350RT thì mực nước duy trì nên để mức tràn khoảng 4cm. Còn tháp công suất trên 400RT thì nên để mức bồn chứa thấp hơn mức tràn 5cm.

Kiểm tra tiếng ồn, độ rung

Độ rung của tháp làm mát thường phát ra từ những bộ phận truyền động như quạt gió, hộp giảm tốc. Điều này giúp người dùng cần phải thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra và lưu ý tới những dấu hiệu bất thường để có phương án xử lý kịp thời sự cố phát sinh.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đầu phun, ống phun, điện áp motor, nhiệt độ nước làm mát hay mức dầu hộp giảm tốc nhằm đảm bảo các bộ phận này vẫn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

Lưu ý khi vận hành tháp giải nhiệt

Lưu ý khi vận hành tháp giải nhiệt

Để xa vật dụng cháy nổ

Khi hoạt động, tháp tản nhiệt sẽ tỏa ra nhiệt lượng rất lớn. Vì vậy, hãy loại bỏ các vật liệu cháy nổ ra xa để tránh gây nguy hiểm và mất an toàn trong quá trình máy hoạt động.

Đảm bảo an toàn

Người vận hành tháp tản nhiệt cần đảm bảo bản thân có những kiến thức nhất định với tháp tản nhiệt. Bởi chẳng may có sự cố xảy ra thì có thể khắc phục ngay, tránh gián đoạn công việc.

Ngoài ra, những người không có chức năng, phận sự hãy hạn chế tối đa việc tới gần tháp giải nhiệt và tự động điều chỉnh thông số trên bảng. Bởi nó có thể ảnh hưởng tới khả năng làm việc của máy. 

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đây chắc hẳn quý khách đã nắm được cách vận hành tháp giải nhiệt để thiết bị luôn hoạt động bền bỉ, ổn định cùng thời gian. Ngoài ra, nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào liên quan đến thiết bị này hãy  liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhé!