Rate this post

Khi nào nên thay bố thắng xe máy? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới người điều khiển xe máy cách nhận biết má phanh bị mòn và cách vệ sinh heo dầu thắng đĩa khi có sự cố hỏng hóc cần được thay thế sửa chữa.

Bố thắng xe máy là gì?

Bố thắng hay còn gọi là phanh xe máy. Đây là chi tiết quan trọng trong hệ thống xe máy. Bố thắng quyết định đến tốc độ và sự an toàn khi lái xe. Hiện nay, nhiều quãng đường có “ổ gà, ổ vịt” và mật độ dân cư đông đúc tại các thành phố lớn nên người lái xe tham gia trên đường cần nhiều hoạt động của phanh.

Cấu tạo của phanh xe như thế nào?

Trong cấu tạo của hệ thống thắng xe gồm 2 bộ phận chính là bộ điều khiển và bộ phanh. Ở các loại xe máy thường có 2 phanh đó là phanh trước và phanh sau. Xe số thì thắng trước được lắp đặt bên phải và điều khiển bằng tay, thắng sau được lắp đặt bên chân phải và điều khiển bằng chân. Ở xe tay ga thì phanh được lắp đặt ở hai tay điều khiển.

  • Cấu tạo phanh tay gồm vỏ ruột, dây phanh và ốc siết dây phanh.
  • Cấu tạo phanh tay gồm tán hiệu chỉnh, lò xo hoàn lực, cây sắt điều khiển và bàn đạp phanh.
Khi nào nên thay đĩa bố thắng xe máy
Phanh xe máy tay ga được điều khiển bằng tay

Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh xe là gì?

Khi người dùng sử dụng thắng xe máy thì vòng xoay sẽ xoay má phanh. Khi đó, thông qua phanh xe, các chi tiết có ma sát bám vào má phanh rồi đẩy phanh ra ép sát vào bánh xe làm cho bánh xe không quay được. Thông thường, bánh xe sẽ quay tự do nếu người lái xe không thắng thì má phanh luôn giãn ra nhờ hai lò xo có lực kéo không hoạt động. Nếu không sử dụng phanh thì lò xo hoàn lực, trở về vị trí cũ giúp bánh xe quay bình thường.

Khi nào cần thay bố thắng xe máy?

Độ bền của phanh xe máy dựa vào nhiều yếu tố như:

  • Trọng lượng của người ngồi trên xe máy.
  • Tốc độ điều khiển của người lái xe.
  • Chất liệu tạo nên má phanh.
  • Tình trạng sử dụng thiết bị còn mới hay đã cũ.
  • Nhiệt độ bề mặt đường khi xe máy lưu thông trên đường ra sao, nhiệt độ trung bình khi xe máy hoạt động trên mặt đường vào mùa hè khoảng 100 – 150 độ C.
  • Địa hình đi xe ảnh hưởng đến tuổi thọ của phanh xe.
  • Phanh xe nhiều lần hay ít.

Xem thêm: Cách sửa thắng đĩa xe máy an toàn trên mọi chặng đường

Khi nào nên thay đĩa bố thắng xe máy
Độ bền của xe máy dựa vào nhiều yếu tố

Thông thường, tại các thành phố đông dân cư hoặc xe thường xuyên phải di chuyển ở quãng đường có nhiều chướng ngại vật thì người điều khiển xe cần phải sử dụng phanh liên tục. Do đó, má phanh sẽ nhanh bị mòn hơn. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên di chuyển ở những quãng đường rộng, dài, không có chướng ngại vật thì má phanh của xe lâu hỏng hơn do người điều khiển xe máy ít phải sử dụng phanh hơn.

Bố thắng xe máy là gì
Thay má phanh khi di chuyển được khoảng 15.000km

Trường hợp, người lái xe luôn sử dụng phanh ở bất kì đoạn đường nào thì má phanh sẽ bị mòn nhanh. Chính vì thế, cách điều khiển xe máy của mỗi người mà độ mòn của thắng xe khác nhau. Đối với xe máy thì người dùng di chuyển được khoảng 15.000km thì cần thay má phanh.

||Tìm hiểu: cách trả số xe máy không bị giật

Nếu bạn hỏi thay bố thắng đĩa xe máy giá bao nhiêu tiền thì chúng tôi chỉ có thể trả lời các bạn là tùy vào chất lượng sản phẩm cũng như giá công thay của mỗi đơn vị cửa hàng. Trung bình giao động từ 300.000 đến 500.000 ngàn đồng.

Cách vệ sinh heo dầu thắng đĩa ra sao?

Hệ thống phanh đĩa có chỉ số an toàn và độ bền cao. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà phanh dễ bị hỏng, người sử dụng xe máy cần phải thường xuyên vệ sinh, chăm sóc bộ phận này để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Dụng cụ cần chuẩn bị

Bộ dụng cụ sửa chữa gồm các loại tuốc nơ vít, bộ lục giác, ốc vít, kìm, kéo…

  • Dầu phanh dành cho xe máy.
  • Chổi quét sơn hoặc bàn chải nhỏ để vệ sinh má phanh.
  • Dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Quy trình vệ sinh

Đầu tiên, thợ kỹ thuật sẽ tháo ốc heo dầu phanh xe. Tiếp theo, trả số về N, dựng chân chống giữa. Trên càng xe, dùng dụng cụ tháo ốc giữ bộ heo dầu phanh. Ở thao tác này, thợ kỹ thuật tháo ốc bằng cách vặn ốc theo chiều ngược kim đồng hồ.

Khi nào nên thay bố thắng xe máy
Sử dụng dụng cụ để tháo ốc ở má phanh xe máy

Tiến hành tháo heo dầu phanh bằng cách nhấc rời chi tiết này ta khỏi vị trí đĩa phanh và bám vào càng ở trên xe máy. Sau khi tháo heo dầu phanh thì bạn cần kiểm tra độ mòn của 2 má phanh và vệ sinh bùn đất, chất bẩn bám trên má phanh.

Để vệ sinh các chất bẩn bám trên má phanh thì bạn cần dùng dung dịch vệ sinh xe máy bằng cách dùng bàn chải và chổi quét sơn làm sạch hai má phanh. Tương tự với bộ phận má phanh thì bạn cần vệ sinh các lỗ trên đĩa phanh xe máy. Sau đó rửa sạch các bộ phận này.

Sau khi đã rửa sạch thì bạn kiểm tra hai má phanh nếu heo dầu vẫn còn dày thì sử dụng tiếp. Nếu má phanh đã bị mòn thì bạn cần thay thế cái mới để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng phanh. Cách tháo hai phanh bằng cách dùng kìm mỏ nhọn tháo chốt định vị để bỏ má phanh, thay thế má phanh mới rồi khóa chốt má phanh lại.

Sau khi đã thay thế má phanh mới, bạn lắp bộ heo dầu thắng bằng cách dùng tuốc nơ vít nhét vào khe giữa 2 má phanh, đẩy chi tiết vào vị trí rồi siết ốc chặt theo chiều kim đồng hồ.

Tiếp theo bạn kiểm tra dầu phanh xe máy bằng phương pháp tháo ốc trên nắp két, hút sạch dầu phanh cũ ra khỏi két. Sau đó, bạn dùng khăn lau sạch két dầu rồi đổ dầu mới vào rồi vặn lại nắp két đựng dầu.

Cuối cùng kiểm tra phanh xe. Bạn khởi động và chạy thử xe máy để kiểm tra phanh đĩa đã hoạt động trơn tru.

Bố thắng xe máy là gì
Điều khiển xe máy để kiểm tra phanh sau khi vệ sinh, bảo dưỡng

Hy vọng với những thông tin trên về thời hạn cần thay phanh xe máy và cách vệ sinh heo dầu thắng đĩa, người dùng xe máy có thể áp dụng để hệ thống phanh làm việc hiệu quả.

Xem thêm bài viết liên quan khác: