Rate this post

Việc tham gia giao thông đi đúng quy định tốc độ xe ô tô sẽ giúp người điều khiển lái xe an toàn, cũng như việc sẽ không bị xử lý hành chính không đáng có. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ và chấp hành đúng luật sẽ giúp bảo vệ người điều khiển phương tiện cũng như những người bên cạnh.

quy định tốc độ xe ô tô
Quy định tốc độ xe khi tham gia giao thông

Quy định tốc độ xe khi tham gia giao thông

Hiện nay, việc lái xe đi không đúng quy định và bị xử lý hành chính là rất lớn, nhất là lỗi tốc độ xe ô tô trong khu dân cư. Vậy, lỗi quá tốc độ xe ô tô sẽ bị xử phạt như thế nào? Phạt tốc độ xe ô tô đối với những trường hợp nào?

Theo Điều 6, 7, 8 và Điều 9 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về việc điều khiển tốc độ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ như sau:

“ Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.6050

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.9080
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.8070
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.7060
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác.6050

Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

>>>Có thể bạn sẽ quan tâm: Lỗi đi sai làn đường phạt bao nhiêu?

Quy định tốc độ xe trong khu dân cư

Theo quy định tốc độ xe trong khu dân cư Điều 6 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định: Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên quy định tốc độ tối đa là 60km/h. Đối với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới quy định là 60km/h.

quy định tốc độ xe ô tô mới nhất
Quy định tốc  độ xe trong khu dân cư

Mức phạt tốc độ xe ô tô

Đối với các trường hợp vi phạm đi quá tốc độ, thì mức phạt tốc độ xe ô tô sẽ bị xử phạt theo Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

STTTốc độ tối đa (km/h)Mức xử lý vi phạm
  1Chạy quá tốc độ từ 5km/h – 10km/h.– Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng.
  2Chạy quá tốc độ từ 10km/h – 20km/h.– Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
  3Chạy quá tốc độ từ 20km/h – 35km/h.– Phạt tiền từ 5.000.000 – 6.000.000 đồng.

– Tước quyền sử dụng GPLX từ 01- 03 tháng.

  4Chạy quá tốc độ > 35km/h.– Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng.

– Tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng.

  5Điều khiển xe gây tai nạn giao thông– Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng.

– Tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện, người lái xe cần phải chấp hành đúng những quy định về tốc độ. Trên đây là quy định tốc độ xe ô tô và xử phạt lỗi quá tốc độ xe ô tô hy vọng bạn có thể tham khảo.

Bài viết liên quan khác: